Hiện nay, LĐLĐ thành phố Bắc Kạn quản lý 69 CĐCS, trong đó 19 CĐCS doanh nghiệp, 50 CĐCS hành chính, sự nghiệp. Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tuyên truyền, giáo dục, tham gia quản lý…LĐLĐ thành phố đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các CĐCS chủ động tham gia và phối hợp với chính quyền đồng cấp phát huy tốt dân chủ ở cơ sở. Theo đó, trên cơ sở thực hiện Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 (năm 2019 thực hiện Nghị định số 149/2018/NĐ-CP), Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/1/2015 của Chính phủ, LĐLĐ thành phố đã chỉ đạo các CĐCS phối hợp với chính quyền tổ chức Hội nghị CB,CC,VC, Hội nghị người lao động, đối thoại tại nơi làm việc. Qua đó, hàng năm 100% cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức Hội nghị CBCCVC, trên 70% doanh nghiệp tổ chức Hội nghị người lao động. Chất lượng tổ chức Hội nghị ngày một được nâng lên, đã phát huy quyền dân chủ của người cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi tham gia các vấn đề liên quan đến các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm, thu nhập và thực hiện các chính sách cho người lao động. Thông qua đối thoại, người sử dụng lao động và người lao động đã chia sẻ và giải quyết được những khó khăn, vướng mắc tại doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận trong mối quan hệ. Ngoài ra, công tác thương lượng, ký kết và nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) cũng được chú trọng, bên cạnh việc nhân rộng TƯLĐTT nhóm doanh nghiệp du lịch với 10 doanh nghiệp tham gia ký kết TƯLĐTT chung với nhiều điều khoản có lợi hơn so với luật định; đã có 830/1.015 doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn.
CĐCS trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập đã phát huy được vai trò trong việc phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện dân chủ ở cơ sở, cũng như chỉ đạo Ban Thanh tra Nhân dân hoạt động. Ở khối doanh nghiệp, đã có 568/1.015 doanh nghiệp tổ chức Hội nghị người lao động, đạt 56%; 46% doanh nghiệp tổ chức đối thoại, trong đó có 110 doanh nghiệp tổ chức đối thoại định kỳ, 368 doanh nghiệp tổ chức đối thoại đột xuất. Qua theo dõi, chất lượng tổ chức Hội nghị người lao động, đối thoại định kỳ được nâng lên, đã phát huy quyền dân chủ của người lao động khi tham gia các giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm, thu nhập và thực hiện các chính sách cho người lao động. Thông qua đối thoại, người sử dụng lao động và người lao động đã chia sẻ và giải quyết được những khó khăn, vướng mắc tại doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận trong mối quan hệ. Ngoài ra, công tác thương lượng, ký kết và nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) cũng được chú trọng, bên cạnh việc nhân rộng TƯLĐTT nhóm doanh nghiệp du lịch với 10 doanh nghiệp tham gia ký kết TƯLĐTT chung với nhiều điều khoản có lợi hơn so với luật định; đã có 830/1.015 doanh nghiệp có tổ chức Công đoàn ký kết được TƯLĐTT, đạt tỷ lệ 81,8%, nhờ đó người lao động được hưởng các chế độ phúc lợi như tiền thưởng, tiền ăn ca, tiền đi lại, hỗ trợ thuê nhà ở, tiền thưởng chuyên cần, cải thiện điều kiện làm việc… góp phần thúc đẩy quan hệ lao động ngày càng hài hòa, ổn định hơn, hạn chế các vụ tranh chấp lao động tập thể xảy ra.
Có thể thấy, với những nỗ lực của mình, các cấp Công đoàn thành phố đã chủ động, phối hợp với chính quyền đồng cấp trong việc phát huy dân chủ ở cơ sở đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận, hiện nay tỷ lệ tổ chức hội nghị người lao động, đối thoại còn thấp, chưa đạt chất lượng như mong muốn vẫn là một thách thức đặt ra ở khối doanh nghiệp, bởi nhiều yếu tố phải kể đến như không ít người sử dụng lao động ở doanh nghiệp chưa nhận thức rõ việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là trách nhiệm của người sử dụng lao động, mà coi đây trách nhiệm của tổ chức Công đoàn. Nhiều đơn vị không cử người đại diện tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn về QCDC do Công đoàn các cấp tổ chức cũng như không phối hợp tổ chức hội nghị người lao động, đối thoại; cán bộ Công đoàn tại các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm và do người sử dụng lao động trả lương, do đó một số cán bộ Công đoàn còn ngại va chạm hoặc bị chủ doanh nghiệp chi phối nên chưa mạnh dạn và thiếu chủ động phối hợp trong thực hiện QCDC, tổ chức Hội nghị người lao động và đối thoại…
Ngày 07/11/2018, việc Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 60/2013/NĐ-CP bằng việc ban hành Nghị định 149/2018/NĐ-CP quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2019, đây là cơ sở pháp lý giúp cho việc phát huy quyền làm chủ của người lao động được thực thi. Theo đó, các chế tài xử lý đối với các doanh nghiệp không thực hiện QCDC ở cơ sở quy định rõ hơn, các bước cơ bản khi tổ chức đối thoại được thay đổi để các doanh nghiệp linh hoạt triển khai cho phù hợp và thời gian tổ chức đối thoại tại nơi làm việc cũng được thay đổi, rút ngắn việc xây dựng các quy chế thực hiện QCDC tại cơ sở mà vẫn đảm bảo nội dung thực hiện… Năm 2019, bên cạnh các hoạt động chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, tổ chức Công đoàn tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững thông qua việc phát huy quyền làm chủ của người lao động, cụ thể:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, triển khai sâu rộng Nghị định 149/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện QCDC ở cơ sở tại nơi làm việc. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các lớp tập huấn cho người sử dụng lao động và cán bộ Công đoàn triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở tại nơi làm việc. Chỉ đạo, hướng dẫn Công đoàn cơ sở chủ động trong việc tham gia với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp xây dựng, thực hiện QCDC; nội dung QCDC phải thể hiện đầy đủ quyền của người lao động được biết, được bàn, được quyết định và được kiểm tra giám sát. Tăng cường các hình thức thực hiện dân chủ khác như hộp thư góp ý, hộp thư điện tử. Tập trung nâng cao số lượng, chất lượng hội nghị cán bộ công chức, hội nghị người lao động và đối thoại tại nơi làm việc. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tăng cường tư vấn, hỗ trợ Công đoàn cơ sở trong quá trình tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, chú trọng đối thoại đột xuất để kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách của người lao động. Chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy, phối hợp với chính quyền cùng cấp đôn đốc các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức hội nghị CBCCVC, hội nghị người lao động và đối thoại tại nơi làm việc. Mở rộng phạm vi đối thoại ở cấp trên cơ sở, đối thoại giữa các cấp ủy và chính quyền, cơ quan quản lý nhà nước với người lao động. Tham mưu cho Ban chỉ đạo thực hiện QCDC và phối hợp chính quyền đồng cấp tăng cường kiểm tra việc thực hiện QCDC ở cơ sở. Nâng cao chất lượng hoạt động Ban Thanh tra Nhân dân trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước, Công đoàn cần giới thiệu người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn, bản lĩnh có trình độ và kiến thức chuyên môn, để bầu vào Ban Thanh tra nhân dân.
Tin tưởng rằng, với những giải pháp đặt ra bên cạnh việc Nghị định 149/2018/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2019 sẽ ngày càng phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc thúc đẩy quyền dân chủ của người lao động, góp phần xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, bền vững tại doanh nghiệp.