Từ cuối thế kỷ 19 thực dân Pháp xâm lược và đặt ách thống trị lên đất nước ta. Những năm đầu thế kỷ XX, để đẩy mạnh khai thác, bóc lột thuộc địa một cách có hệ thống, quy mô lớn, tốc độ nhanh, thực dân Pháp tăng cường bộ máy kìm kẹp, áp bức bóc lột nhân dân trong cả nước nói chung, Bắc Kạn nói riêng.
Thị xã Bắc Kạn nằm trên đường số 3 bị chính quyền thực dân kiểm soát chặt chẽ. Bọn Pháp lập nhiều đồn binh để khống chế và cai trị nhân dân. Chính vì thế năm 1942 thực dân Pháp đã cho xây dựng nhà Hội đồng tại thị xã Bắc Kạn để làm nơi hội họp. Trải qua thời gian, ngôi nhà đã được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau: Năm 1943 ngôi nhà là nơi hoạt động của thanh niên. Cách mạng Tháng Tám thành công chính quyền ta đã sử dụng ngôi nhà làm nơi nghiên cứu chủ nghĩa Mác Lê Nin và tuyên truyền cách mạng này ngôi nhà được đặt tên là “nhà Cứu quốc. Năm 1947 Pháp nhẩy dù chiếm lại Bắc Kạn chúng đã nhận và lấy ngôi nhà này làm nơi giải trí cho sỹ quan và lính Pháp. Năm 1949 thị xã Bắc Kạn được giải phóng ta lại tiếp quản ngôi nhà và là nơi hội họp của các đoàn thể. Sau khi hòa bình lập lại thì ngôi nhà được đe làm thư viện và nhà truyền thống của tỉnh Bắc Kạn. Đến nay di tích đã xuống cấp nhưng vẫn giữ nguyên được vẻ như cũ.
Ngày 16/1/2001, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ra quyết định số 34/QĐ-UB công nhận và xếp hạng di tích Nhà Hội đồng Pháp, Tổ 10A, phường Đức Xuân, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn là di tích lịch sử cấp tỉnh.