HĐND tỉnh Bắc Kạn giám sát tình hình thực hiện chính sách đối với người có uy tín tại thành phố

Theo báo cáo của UBND thành phố: Địa phương đã thường xuyên chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền cơ sở quan tâm thực hiện chính sách đối với người có uy tín, tăng cường vận động đồng bào tích cực phát huy vai trò của người uy tín trong việc giữ gìn an ninh trật tự, gương mẫu, tiên phong trong các phong trào.. Từ năm 2011 đến năm 2013, UBND thành phố chỉ đạo hướng dẫn các xã, phường bình chọn, đề nghị công nhận hàng năm đối với người có uy tín. Từ năm 2012 đến năm 2018, thành phố đã tổ chức và bầu chọn được783 lượt người có uy tín. Đến nay, tổng số người có uy tín trên địa bàn thành phố là 120 người/127 thôn, tổ dân phố

Người có uy tín trên địa bàn thành phố được cấp 01 tờ báo Dân tộc và Phát triển của Ủy ban Dân tộc và 01 tờ báo Bắc Kạn. Việc triển khai, tổ chức thực hiện cấp báo miễn phí trên địa bàn do Bưu điện thành phố thực hiện theo phân cấp của ngành quy định. Báo chí được cấp, phân từ Bưu điện tuyến trên về đến các điểm Bưu điện văn hoá xã, phường và được các bưu tá chuyển cho người có uy tín. Qua các năm UBND thành phố đãphối hợp với Ban Dân tộc tổ chức thăm quan, học tập kinh nghiệm về phát triển kinh tế – xã hội ngoài tỉnh với tổng số 47 lượt người có uy tín.Vào dịp Tết Nguyên đán hằng năm UBND thành phố đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho 782 lượt người có uy tín với tổng số tiền là: 312,8triệu đồng; thăm hỏi 42 lượt người uy tín ốm đau nằm viện với tổng số tiền13,6 triệu đồng; viếng 02 người uy tín qua đời với tổng số tiền 01 triệu đồng; phối hợp với Ban Dân tộc tổ chức thăm quan học tập kinh nghiệm ngoài tỉnh là: 47 lượt người; tổ chức 04 cuộc tập huấn, phổ biến cung cấp thông tin.

Khó khăn hiện nay của thành phố là: Việc thực hiện một số chính sách đối với người có uy tín như thăm hỏi ốm đau, hỗ trợ gia đình người có uy tín gặp khó khăn… trên địa bàn đôi khi chưa kịp thời.Một số ít cấp ủy, chính quyền cơ sở chỉ đạo chưa sát sao công tác bầu chọn, bình xét, đề nghị công nhận người có uy tín. Quá trình thực hiện nhiệm vụ của người có uy tín còn gặp nhiều khó khăn như không có kinh phí hỗ trợ đi lại, đầu tư phương tiện, tài liệu để tuyên truyền, chi phí điện thoại khi cần liên hệ để vận động, giải thích. Việc cung cấp ấn phẩm, báo chí đến người có uy tín ở thôn, tổ dân phố xa trung tâm đôi lúc chưa kịp thời.

Tại buổi làm việc, trước những khó khăn của thành phố Đoàn giám sát tiếp thu để kiến nghị UBND tỉnh, các sở ngành liên quan xem xét, giải quyết. Trước đó, Đoàn giám sát đã làm việc với UBND phường Xuất Hóa và trực tiếp gặp gỡ, thăm hỏi 02 người có uy tín của phường. /.