Kết quả 18 năm thực hiện phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp, đảm bảo an toàn , vệ sinh lao động”

Hàng năm hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ-PCCN”; LĐLĐ thành phố tham gia đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra 42 cuộc về thực hiện Bộ luật Lao động và công tác ATVSLĐ – PCCN. Chỉ đạo các CĐCS phối hợp với chủ sử dụng lao động tổ chức đa dạng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, huấn luyện nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên và CNVCLĐ những thông tin liên quan đến văn hóa an toàn, văn hóa phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; hướng dẫn các CĐCS hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ – PCCN”; tăng cường phối hợp tự kiểm tra ATVSLĐ – PCCN tại các đơn vị; đẩy mạnh các hoạt động cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc hướng tới “xây dựng và phát triển văn hóa an toàn trong lao động”, góp phần ổn định và phát triển kinh tế – xã hội thành phố bền vững. Tổ chức tuyên truyền dưới nhiều hình thức như: toạ đàm, căng treo băng zôn, khẩu hiệu; tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến người sử dụng lao động, người lao động trong công tác này. Các công đoàn cơ sở đã chủ động đề nghị với người sử dụng lao động tổ chức cho người lao động tham gia phong trào với mục tiêu: Làm cho bộ mặt, cảnh quan cơ sở, doanh nghiệp ngày càng xanh, sạch và đẹp, thông qua các hoạt động trồng cây, làm vườn hoa cây cảnh, giữ gìn chăm sóc tốt để môi trường trong sạch, thoáng đãng, xanh tươi đẹp đẽ. Nâng cao văn hoá sản xuất, giúp cho người lao động càng thêm yêu mến, gắn bó với đơn vị cơ sở, phấn khởi nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hiệu quả công tác. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc chấp hành ATVSV trong sản xuất, bảo quản các thiết bị an toàn và sử dụng trang thiết bị bảo vệ cá nhân; kiến nghị với tổ trưởng sản xuất chấp hành các chế độ về BHLĐ; hướng dẫn các biện pháp an toàn đối với công nhân mới tuyển dụng hoặc mới chuyển đến. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc phát triển sản xuất và nâng cao đời sống xã hội, phát huy vai trò của tổ chức công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tham gia xây dựng và triển khai các giải pháp thực hiện ATVSLĐ nhằm giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Chú trọng phối hợp tổ chức thực hiện, phân công cán bộ công đoàn trực tiếp tham gia công tác ATVSLĐ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho đoàn viên, CNVCLĐ thực hiện các quy định, chế độ chính sách như: Bộ Luật lao động sửa đổi năm 2012 trong đó có quy định về ATVSLĐ; Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư TƯ Đảng về đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ CNH – HĐH và hội nhập quốc tế; chú trọng xây dựng và thực hiện quy chế, quy định, nội quy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn, phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp…từ đó, các đơn vị, doanh nghiệp (DN) đã có những biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, thực hiện phong trào “Xanh – sạch – đẹp, đảm bảo ATVSLĐ”, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trong CNLĐ và chủ sử dụng lao động, góp phần giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho NLĐ, nâng cao hiệu quả năng suất lao động. Đồng thời, tổ chức phát động các phong trào thi đua, đi sâu vào phát huy sáng kiến, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động; xây dựng môi trường lao động Xanh-Sạch-Đẹp, đảm bảo ATVSLĐ. Tích cực vệ sinh làm sạch đẹp cảnh quan môi trường làm việc, trồng trên 300 cây xanh, cây cảnh cải thiện môi trường lao động và môi trường sống. Huy động cán bộ, CNVCLĐ tham gia tích cực các hoạt động nhân Tuần lễ Quốc gia về “An toàn vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ”, Tuần lễ “Nước sạch” và “Ngày môi trường thế giới” được tổ chức hàng năm. LĐLĐ đã phối hợp kiểm tra việc thực hiện các quy định của Bộ luật Lao động, đặc biệt là công tác An toàn vệ sinh lao động tại các cơ quan, doanh nghiệp nhằm góp phần cải thiện điều kiện, môi trường làm việc, nâng cao sức khỏe cũng như đảm bảo thực hiện các chế độ chính sách khác đối với người lao động. Tích cực chỉ đạo các cấp Công đoàn, nhất là Công đoàn trong các doanh nghiệp xây dựng, củng cố, phát triển mạng lưới an toàn vệ sinh viên. Đây là lực lượng nòng cốt trong phong trào quần chúng tham gia công tác Bảo hộ Lao động và Bảo vệ môi trường của hệ thống Công đoàn. 

      Việc thực hiện công tác BHLĐ, ATVSLĐ-PCCN gắn với phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, chủ động giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình lao động. Tiêu biểu là sáng chế biến tinh bột dong giềng của Công ty cổ phần Hồng Hà giá trị làm lợi trên 500 triệu đồng; Đề án xây dựng và phát triển thị xã Bắc Kạn trở thành thành phố năm 2015 của UBND thị xã và trên 300 sáng kiến nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục…Phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; phong trào “xanh, sạch, đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”; tìm kiếm các giải pháp đổi mới sáng tạo trong công tác quản lý điều hành, tăng năng suất lao động, thực hành tiết kiệm, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc…đã tác động mạnh mẽ đến người sử dụng lao động trong việc thực hiện cải thiện môi trường lao động, chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường; thông qua phong trào nhiều tập thể, cá nhân được LĐLĐ thành phố tặng giấy khen; 01 tập thể được LĐLĐ tỉnh tặng bằng khen chuyên đề 3 năm 2011-2013.

    Có thể nói, sau nhiều năm hoạt động, mạng lưới ATVSV trong các doanh nghiệp đã thực sự trở thành một bộ phận hết sức quan trọng trong việc duy trì và thực hiện tốt công tác ATVSLĐ ở cơ sở sản xuất. Đội ngũ này không chỉ phát hiện, ngăn chặn kịp thời những thiếu sót tồn tại, những biểu hiện vi phạm pháp luật và các quy định về ATVSLĐ, mà còn phát huy được tính tích cực của quần chúng trong quá trình thực hiện công tác này, giúp NSDLĐ thực hiện tốt phong trào “Xanh – Sạch – Đẹp, Bảo đảm ATVSLĐ” ở cơ sở, phòng ngừa hiệu quả TNLĐ, BNN đối với công nhân lao động.

      Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, các cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn còn thiếu sót một số nội dung theo quy định như: chưa có giải pháp khả thi về các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, không trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ; không có phương án PCCC theo quy định; không lập kế hoạch ATVSLĐ…Sau các đợt kiểm tra, công tác ATVSLĐ đã từng bước được chấn chỉnh và nâng cao chất lượng. Điều kiện, môi trường làm việc của NLĐ được cải thiện; các yếu tố nguy hiểm, độc hại được khắc phục dần. Chính từ những việc làm nghiêm túc, thiết thực của các cấp công đoàn thành phố, công tác ATVSLĐ ngày càng đi vào nề nếp và trở thành hoạt động thường xuyên của đơn vị, doanh nghiệp.

      Để phong trào “Xanh – sạch – đẹp, bảo đảm ATVSLĐ” trở thành nền nếp ở mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, thời gian tới các cấp công đoàn cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Một là, tiếp tục duy trì và phát triển phong trào “Xanh – sạch – đẹp, bảo đảm ATVSLĐ”.

Hai là, đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền, vận động đoàn viên, CNVCLĐ và NSDLĐ chấp hành và thực tốt các quy định của pháp luật về ATVSLĐ. Trong đó, tập trung CNLĐ tại các doanh nghiệp có nguy cơ cao về TNLĐ BNN;

Ba là, tăng cường công tác tự kiểm tra và phối hợp kiểm tra về ATVSLĐ; kịp thời khắc phục các hiện tượng mất an toàn trong lao động sản xuất, đề xuất xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATVSLĐ tại cơ sở lao động nhằm ngăn ngừa và hạn chế TNLĐ, BNN góp phần bảo vệ tốt sức khoẻ, tính mạng cho NLĐ và tài sản của doanh nghiệp.

Bốn là, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp Công đoàn trong tổ chức, triển khai thực hiện phong trào, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, kịp thời sơ, tổng kết biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân thực tốt phong trào.  

Năm là, tích cực vận động đoàn viên, CNVCLĐ, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, NSDLĐ tham gia, tham gia Hội thi ATVSV giỏi do các cấp tổ chức.

Sáu là, phát động các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ-PCCN hàng năm và các hoạt động góp phần bảo vệ môi trường.