Thị xã Bắc Kạn với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Ngày 21/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956). Đây là hướng mở cho lao động nông thôn ở thị xã Bắc Kạn có cơ hội tiếp cận với các chương trình đào tạo nghề để tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống.

Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” với mục tiêu tổng quát: “Bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 100.000 lượt cán bộ, công chức xã. Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn…”.

Nông Thượng là xã thuần nông thuộc thị xã Bắc Kạn. Nhiều năm trở về trước, kinh tế của các hộ trong xã còn gặp nhiều khó khăn, do chưa biết phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương để phát triển nông nghiệp nên cuộc sống của bàn con còn gặp nhiều khó khăn. Thực hiện Đề án 1956

Tham gia các lớp đào tạo nghề, các học viên không phải đóng góp học phí mà còn được cấp phát tài liệu, hỗ trợ kinh phí trong thời gian học nghề. Nhiều lao động sau khi được học nghề đã có việc làm ổn định.

Ở xã Nông Thượng, từ năm 2010 trở lại đây cũng đã có 8 lớp dạy nghề được mở tại xã nhưng mới chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu lao động. Vừa qua, xã đã chủ động phối hợp với Trường Cao đẳng nghề và Trung tâm Xúc tiến việc làm của tỉnh mở lớp đào tạo nghề may dân dụng và xây dựng cho trên 60 lao động của xã.

Ông  Phạm Thanh Nghị – Phó chủ tịch UBND xã Văn Phú cho biết: “Hiện xã có trên 1.000 lao động thì có tới 50% đã qua đào tạo nghề phù hợp với lao động của xã, nhất là nghề xây dựng và nghề nông nghiệp. Học viên sau khi học đã phát huy được hiệu quả.

Qua những lớp học nghề nông nghiệp, người nông dân đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành những trang trại chăn nuôi, trồng trọt theo quy mô lớn có sự hỗ trợ của Nhà nước. Đến nay, toàn xã đã có 15 mô hình chăn nuôi lợn, gà và nhiều mô hình trang trại tổng hợp đang cho hiệu quả kinh tế cao. Trong xã đã hình thành nhiều nhóm xây dựng có việc làm ổn định với ngày công trung bình từ 130.000 đồng trở lên.

Đánh giá việc thực hiện Đề án tại địa phương, đồng chí Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã cho biết: Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của thị xã còn gặp nhiều khó khăn, nhất là nhận thức của người dân chưa cao. Bản thân người lao động, đặc biệt là lao động trẻ, chưa nhận thức được việc đào tạo nghề là một nhu cầu, một yếu tố cần thiết để đảm bảo cuộc sống cho bản thân, cho gia đình nên chưa quan tâm đến việc học nghề. Người dân, nhất là đồng bào miền núi vẫn còn tư tưởng “trông chờ, ỷ lại” vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước nên chưa ý thức được hiệu quả của việc học nghề.

Để mở được những lớp đào tạo nghề và đào tạo những ngành nghề phù hợp, hiện nay thành phố Yên Bái gặp không ít khó khăn. Chỉ tiêu mở các lớp đào tạo nghề của tỉnh giao còn hạn chế so với kế hoạch. Thành phố đã chủ động liên kết với các cơ sở đào tạo nghề mở các lớp học nghề theo nhu cầu của người dân, gắn với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Chương trình xây dựng nông thôn mới đang được triển khai ở thành phố, dự án xây dựng làng nghề sản xuất nấm, miến đao ở xã Giới Phiên… đã hình thành, rất cần lao động có tay nghề. Từ đầu năm đến nay, thông qua các cơ sở đào tạo nghề của tỉnh, thành phố đã mở được 9 lớp dạy nghề cho LĐNT.

Trong đó, đã liên kết mở 3 lớp đào tạo nghề nấu ăn (2 lớp ở xã Phúc Lộc cho 60 lao động và 1 lớp ở xã Văn Tiến cho 30 lao động) và một lớp công nghệ thông tin cho 56 học viên. Tính từ năm 2010- là thời điểm bắt đầu triển khai thực hiện Đề án 1956, riêng Trung tâm Dạy nghề thành phố đã mở được 35 lớp đào tạo nghề cho LĐNT chủ yếu là hộ nghèo, hộ bị thu hồi đất canh tác. Hiện nay, trên địa bàn thành phố, tỷ lệ lao động sau đào tạo được hành nghề khá cao với 45% cho nghề phi nông nghiệp.

Trong thời gian tới, các địa phương sẽ tiếp tục bám sát vào các chương trình, dự án cũng như các chương trình phát triển kinh tế – xã hội của thành phố để đào tạo những ngành nghề phù hợp cho LĐNT.

Ngoài ra, thành phố sẽ chủ động liên kết với các trường dạy nghề để mở những lớp đào tạo có trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động hiện nay. Sắp tới, thành phố sẽ  liên kết với Tổng Công ty Nông nghiệp và Phát triển đầu tư Hà Nội bao tiêu sản phẩm miến đao của Giới Phiên và sản phẩm rau sạch của các xã trong dự án.

Đồng thời, liên kết với trường Cao đẳng Nghề kinh tế – kỹ thuật Vinatex- Hà Nội để cung cấp nguyên liệu, mẫu mã và bao tiêu sản phẩm, Trung tâm Dạy nghề thành phố sẽ đứng ra mở xưởng may ngay tại địa phương cho lao động đã tham gia học nghề may tại cơ sở. Đây sẽ là một trong những giải pháp để thành phố đạt mục tiêu đến năm 2015 có từ 70% lao động trở lên được đào tạo nghề và đào tạo nghề cho LĐNT gắn với giảm nghèo theo hướng bền vững.