Thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, tạo ổn định cho sự phát triển của doanh nghiệp

Để thực hiện tốt quy định này, LĐLĐThị xã đã chỉ đạo CĐCS khối doanh nghiệp chủ động phối hợp với Ban giám đốc Công ty triển khai tốt nội dung và trình tự các bước tổ chức Hội nghị người lao động; báo cáo đánh giá đúng mức những thuận lợi, khó khăn, kết quả sản xuất kinh doanh đạt được trong năm và phương hướng, nhiệm vụ, các biện pháp để thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động, phân công trách nhiệm xây dựng mới hoặc sửa đổi bổ sung các nội quy, quy chế hoặc những điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật như: Tiền lương, tiền thưởng, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, các chế độ phúc lợi, ăn giữa ca, tham quan…

Có thể nói, việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của Lãnh đạo công ty, thể hiện sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của người lao động. Người lao động đã hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình trong việc tham gia, bàn bạc, kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua việc tổ chức Hội nghị người lao động, Giám đốc các doanh nghiệp phổ biến các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến người lao động, công khai kết quả sản xuất hàng năm, tổ chức ký kết thỏa ước lao động tập thể.

 Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở trong doanh nghiệp cũng còn một số tồn tại. Không ít doanh nghiệp chưa tổ chức Hội nghị người lao động theo quy định hoặc có tổ chức nhưng còn nặng về hình thức; nội dung các bước thực hiện chưa đầy đủ theo hướng dẫn; thời gian dành cho việc thảo luận còn ít, chưa động viên được người lao động tham gia ý kiến; tỷ lệ công ty TNHH, công ty cổ phần có tổ chức hội nghị người lao động còn thấp.

Để thực hiện tốt quy chế dân chủ trong các thành phần kinh tế, trong thời gian tiếp theo tổ chức công đoàn thị xã sẽ tích cực phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan như Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII), Nghị định số 60/2013/NĐ-CP của Chính phủ, tới cán bộ công đoàn và người lao động, gắn triển khai thực hiện dân chủ cơ sở với đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để phát huy hết những mặt tích cực, khắc phục được những hạn chế, yếu kém. Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước để vận động, tập hợp người lao động, tạo ra động lực mới thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Tăng cường vai trò của công đoàn trong việc phối hợp với Ban Giám đốc công ty để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tổ chức hội nghị người lao động. Phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong công tác tuyên truyền vận động người lao động chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện dân chủ, xem đây là tiêu chí thi đua. Xác định trách nhiệm của người đứng đầu các doanh nghiệp trong việc thực hiện dân chủ cơ sở, xác định là công việc thường xuyên và duy trì theo nề nếp; phải xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa giám đốc các doanh nghiệp với tổ chức công đoàn, đảm bảo quy chế dân chủ được triển khai thực sự nghiêm túc. Tổ chức các lớp bồi dưỡng về thực hiện dân chủ ở cơ sở cho doanh nghiệp. Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp uỷ đối với các Doanh nghiệp đã có tổ chức đảng, sự điều hành của Ban Giám đốc; tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở động viên người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thông qua việc tổ chức Hội nghị nguời lao động có thể khẳng định rằng, thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở tạo sự ổn định cho sự phát triển của doanh nghiệp.