Tại buổi phổ biến, tuyên truyền, đồng chí Nông Ngọc Khanh – Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Tư pháp – Báo cáo viên pháp luật đã trình bày về nội dung cơ bản và những nét đổi mới của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua năm 2013. Theo đó, “Hiến pháp sửa đổi được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII là sự bảo đảm về chính trị, tạo pháp lý vững chắc cho dân tộc, nhân dân và nhà nước vượt qua những thách thức khó khăn, vững bước tiến lên trong thời kỳ mới. Đây cũng là bản Hiến pháp vừa kế thừa giá trị to lớn của các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992, vừa thể chế hóa các quan điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển 2011). Do vậy, việc tổ chức những buổi sinh hoạt chính trị là một nhiệm vụ quan trọng để tuyên truyền, phố biến, quán triệt về nội dung của Hiến háp sửa đổi”.
Đ/c Nông Ngọc Khanh tại Hội nghị
Đồng chí Nông Ngọc Khanh trình bày lần lượt 11 chương của Hiến pháp sửa đổi 2013, trong đó tập trung vào những điểm mới tại Chương I – Chế độ chính trị; Chương II – Về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Chương IV – Về bảo vệ Tổ quốc; Chương V – Quốc hội; Chương IX – Về chính quyền địa phương; Chương X – Về hội đồng bầu cử quốc gia và kiểm toán nhà nước. Với bố cục 11 chương, 120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992), bản Hiến pháp được Quốc hội thông qua năm 2013 có nhiều điểm mới về cả nội dung và kỹ thuật lập hiến. Hiến pháp sửa đổi đã thể hiện sâu sắc và toàn diện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị; thể hiện rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng.
Bên cạnh đó, đồng chí Nông Ngọc Khanh cũng đã nêu một số vấn đề cần lưu ý trong đấu tranh làm thất bại những luận điệu kích động, xuyên tạc của các thế lực thù địch.
Có thể nói, Hiến pháp là văn kiện đặc biệt quan trọng, phản ánh ý chí của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, tạo cơ sở chính trị – pháp lý vững chắc cho công cuộc xây dựng, bảo vệ, phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước trong thời kỳ mới. Việc triển khai thi hành Hiến pháp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta./.