Thành phố Bắc Kạn có 18 thôn, tổ dân phố của 6 xã, phường có lợn mắc bệnh Dịch tả Châu Phi

Tính đến hết ngày 29/5/2019, đã tiêu hủy là 375 con lợn với tổng trọng lượng là 20.054 kg. Ttrong đó có 335 con lợn con và lợn thịt  bằng 14.491 kg và 40 con lợn nái, bằng 4.589 kg. Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số ít địa phương chưa thật sự chủ động tổ chức giám sát, nắm bắt thông tin báo cáo tình hình dịch bệnh, đặc biệt chưa vào cuộc thực hiện công tác chống dịch tại địa phương.

Để thực hiện quyết liệt, thống nhất, đồng bộ trong công tác chống bệnh dịch  tả lợn Châu phi, UBND thành phố Bắc Kạn chỉ đạo  Các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho vật nuôi, cây trồng thành phố Bắc Kạn. Căn cứ địa bàn được phân công phụ trách chủ động phối hợp với UBND các xã, phường kiểm tra, rà soát từng thôn, tổ dân phố phát hiện lợn nghi mắc bệnh, lợn mắc bệnh và lợn chết để thực hiện công tác tiêu hủy kịp thời; Tổng hợp số liệu báo cáo vào 17h hàng ngày về Trưởng Ban chỉ đạo thành phố và cơ quan thường trực. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thành phố thực hiện Điều phối hướng dẫn kỹ thuật vận hành thiết bị chống bệnh dịch tả Châu phi tại các xã, phường đảm bảo an toàn tuyệt đối.  Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật về xử lý đàn lợn mắc bệnh, tiêu độc khử trùng tại địa điểm có lợn mắc bệnh và địa điểm chôn lấp theo đúng quy định. Giám sát và tổng hợp số liệu của từng hộ, theo từng ngày tiêu hủy báo cáo về Trưởng Ban chỉ đạo thành phố và cơ quan thường trực. Phòng Kinh tế thành phố tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị thực hiện công tác phòng, chống và khống chế dịch bệnh theo quy định. Cử cán bộ giám sát và phối hợp với các đơn vị tổng hợp số liệu lợn đã tiêu hủy đảm bảo chính xác, công khai, minh bạch và báo cáo cấp trên theo quy định.

 Ủy ban nhân dân các xã, phường coi nhiệm vụ phòng, chống và khống chế bệnh dịch tả Châu phi là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách lúc này, đảm bảo huy động tối đa lực lượng sẵn sàng tham gia tiêu hủy đàn lợn nghi mắc bệnh, mắc bệnh và chết tại địa bàn. Cử cán bộ phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp ghi biên bản chi tiết số hộ, số con, cân nặng, có xác nhận của chủ hộ chăn nuôi đảm bảo chính xác, công khai, minh bạch,  không để tình trạng thiếu sót và chịu trách nhiệm về số liệu của địa phương mình; tổng hợp báo cáo kết quả tiêu hủy lợn bệnh.  Chủ động sử dụng nguồn kinh phí dự phòng của đơn vị để mua vật tư, trang thiết bị phục vụ cho công tác chống dịch như: vôi bột, quần áo bảo hộ, ủng, gang tay, khẩu trang…; chuẩn bị địa điểm, hố các điều kiện cần thiết khác để tiêu hủy lợn theo quy định